Home Blog Page 14

‘Tứ Sa’ và âm mưu tạo vỏ bọc pháp lý của Trung Quốc ở Biển Đông

0

Trung Quốc chuyển một yêu sách quá mức mơ hồ đối với toàn bộ vùng biển (khu vực biển nằm trong “đường lưỡi bò”) thành một yêu sách quá mức mơ hồ khác với khái niệm Tứ Sa.

Quốc vụ viện Trung Quốc hôm 18/4 đã phê chuẩn việc thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” trực thuộc “thành phố Tam Sa”, tỉnh Hải Nam. Hai “quận” này lần lượt quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang bị chiếm đóng của Việt Nam ở Biển Đông, cũng như bãi Macclesfield và bãi Scarborough, khu vực mà Bắc Kinh gộp chung gọi là “quần đảo Trung Sa”.

Cùng lúc, chính phủ Trung Quốc cũng công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông, bao gồm 50 thực thể nằm ở đáy biển, trong phạm vi lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước.

Trước những động thái này, Zing có cuộc trao đổi bàn tròn với các chuyên gia hàng đầu khu vực về quan hệ quốc tế và tình hình Biển Đông, bao gồm tiến sĩ Collin Koh Swee Lean – Trường Quan hệ quốc tế Rajaratnam, Singapore ; giáo sư Jay Batongbacal – Đại học Luật, Đại học Philipines ; và tiến sĩ Oh Ei Sun – nhà nghiên cứu, nguyên cố vấn chính trị cho thủ tướng Malaysia.

Mưu đồ không suy suyển

– Động thái mới nhất ở Biển Đông cho thấy điều gì về ý định của Bắc Kinh?

– Koh: Đây không phải là những bước “tiến lên” ở Biển Đông như một số người bình luận. Những động thái vừa qua nhất quán với những gì Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây, đặc biệt là sau 2012 với việc tăng cường đẩy yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Những động thái này đã được lên kế hoạch từ lâu.

– Batongbacal: Ý định của Bắc Kinh rất rõ ràng về độc chiếm Biển Đông, gây bất lợi cho tất cả những nước khác trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á từ lâu đã coi đây là vùng biển chung.

Bắc Kinh muốn áp đặt ý chí của mình và tước đoạt quyền của các quốc gia ven biển khác, chiếm đoạt tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, bất chấp luật pháp quốc tế nói gì và cộng đồng quốc tế nghĩ gì.

– Oh: Tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn gửi thông điệp đến các bên ở Biển Đông, cũng như những người chơi khác như Mỹ,  rằng ngay cả trong lúc này, tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn không hề suy suyển.

'Tu Sa' va am muu tao vo boc phap ly cua Trung Quoc o Bien Dong hinh anh 1 166d9042_1208_11e8_851b_21ca695cbae4_1280x720_131507.jpg
Đá Subi, một trong các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và quân sự hóa ở Trường Sa. Ảnh: AP.

– Chiến lược Trung Quốc đang áp dụng ở đây là gì?

– Batongbacal: Đây là những chỉ dấu mới nhất của chiến lược chiếm lĩnh Biển Đông từng bước và lâu dài của Trung Quốc, hy vọng rằng mỗi động thái nhỏ sẽ không thu hút quá nhiều sự chú ý và sẽ bị cộng đồng quốc tế bỏ qua, để đến thời điểm nào đó trong tương lai, họ thể lập luận rằng cộng đồng quốc tế đã chấp nhận và mặc nhiên đồng ý với các hành vi đó.

– Oh: Tôi nghĩ rằng chiến lược chính ở đây là ngăn cản hoặc làm suy giảm khả năng khai thác kinh tế của các bên ở Biển Đông, đến nỗi họ không thể tiếp tục tuyên bố những yêu sách liên quan của mình. Nếu không được như vậy, Trung Quốc sẽ cưỡng ép để cùng khai thác chung.

Chiến lược “Tứ Sa”

– Trước những diễn biến mới nhất ở Biển Đông thì các bên đã tham gia vào “cuộc chiến công hàm” tại Liên hợp quốc . Trong đó, Trung Quốc dường như đã tiếp tục vin vào cái gọi là “Tứ Sa”, thay cho “đường lưỡi bò”, để độc chiếm Biển Đông. Việc lập quận, đặt tên nằm trong chiến lược “Tứ Sa” này?

– Batongbacal: Lý thuyết “Tứ Sa” là nỗ lực để tái khẳng định yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc bằng cách chuyển một yêu sách quá mức mơ hồ đối với toàn bộ vùng biển (khu vực Biển Đông nằm trong “đường lưỡi bò”) thành một yêu sách quá mức mơ hồ khác đối với bốn nhóm đảo cùng vùng biển và các thực thể ở giữa và xung quanh chúng. (“Tứ Sa” bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhóm đảo Pratas hay “quần đảo Đông Sa” theo cách gọi của Trung Quốc, cùng “quần đảo Trung Sa” – PV).

Vì “đường lưỡi bò” không được cộng đồng quốc tế chấp nhận, Trung Quốc đang cố gắng tiếp tục đẩy mạnh yêu sách phi lý của mình nhưng tránh đề cập đến “đường lưỡi bò” phi pháp với hy vọng rằng điều này có thể tránh được sự phản đối hay phản ứng tức thời. Lần này, họ đang nhấn mạnh các nhóm đảo là cơ sở và nguồn gốc của yêu sách phi lý.

Sự nguy hiểm của cả hai yêu sách này là như nhau bởi vì xét tất cả ý định và mục đích, chúng cùng là một yêu sách, chỉ là cách trình bày khác nhau.

Lý thuyết “Tứ Sa” cũng cố tình áp dụng sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bằng cách tuyên bố rằng mọi nhóm đảo nói trên đều là quần đảo có thể được bao bọc bằng đường cơ sở thẳng như những gì họ đã làm với Hoàng Sa, và rằng thậm chí các khu vực chìm dưới biển cũng có thể được tuyên bố chủ quyền.

Trong trường hợp sau, việc lập ra các “quận” gần đây và đặt tên các thực thể ở Biển Đông với mục đích được cho là khẳng định chủ quyền là nỗ lực để giới thiệu và thực hành lý thuyết “Tứ Sa”. Lý thuyết này cũng sai lầm và vô căn cứ như “đường lưỡi bò” mà thôi.

– Koh: Về mặt lý thuyết, chiến lược “Tứ Sa” có nghĩa là Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở quần đảo cho quần đảo Trường Sa, tương tự như cách đã được thực hiện cho quần đảo Hoàng Sa. Nhưng trong thực tế, đây hoàn toàn sẽ là một sự khiêu khích đối với các yêu sách khác và dẫn đến các phản ứng dữ dội.

Trung Quốc có thể chỉ phải đối phó với Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, nhưng sẽ không phải như vậy tại Trường Sa, nơi họ phải đối phó với nhiều bên hơn, và nguy cơ gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ ASEAN là rất cao.

Trong mọi trường hợp, tuyên bố đường cơ sở quần đảo đó là một chuyện, thi hành là một chuyện khác. Ngay cả khi Bắc Kinh có ý chí và quyền lực để làm như vậy, điều này đồng nghĩa với việc xâm phạm lợi ích của các bên khác.

'Tu Sa' va am muu tao vo boc phap ly cua Trung Quoc o Bien Dong hinh anh 2 88d9f45a_886b_11ea_8a72_3b4a65ec119d_1320x770_193923_1_.jpg
Tàu hải cảnh Trung Quốc đối mặt tàu hải quân Indonesia ở Biển Đông. Ảnh: Reuters.

Đàm phán COC sẽ ra sao?

– Người ta tin Trung Quốc đang tận dụng khoảng trống chiến lược hiện tại, nhưng một số ý kiến ​​cho rằng ngay cả khi không có tình hình này, Trung Quốc cũng thực hiện các bước đi đó. Các vị có nghĩ rằng vấn đề thời điểm lần này là quan trọng?

– Koh: Dù có hay không có, Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành những động thái đó. Điểm khác biệt của lần này là Trung Quốc đang khai thác nó như “cánh cửa cơ hội” để củng cố thêm lợi ích của Trung Quốc.

– Batongbacal: Tình hình hiện tại mang đến cho Trung Quốc những cơ hội mới mà họ đang khai thác để loại bớt trở ngại trong việc thực hiện chiến lược của mình.

Mặc dù đúng là Trung Quốc đã thực hiện các bước này ngay cả khi không khủng hoảng, rõ ràng Trung Quốc đang sử dụng nó để tối đa hóa khả năng mở rộng quyền kiểm soát và giảm thiểu khả năng các quốc gia khác thể hiện mạnh mẽ sự phản đối đối với các động thái của Trung Quốc.

– Động thái của Trung Quốc tác động như thế nào đến nguyên trạng ở Biển Đông và các cuộc đàm phán Bộ quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC)?

– Koh: Những động thái này tiếp tục giúp tăng cường sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc ở Biển Đông. Trên thực tế, cái gọi là “nguyên trạng” ở Biển Đông lâu nay đã bị đặt dấu hỏi vì hành vi của Trung Quốc. Với việc xây dựng những hòn đảo ở Trường Sa và bình thường hóa hành vi cưỡng ép của họ tại khu vực, Trung Quốc đã làm thay đổi nguyên trạng. Chúng ta chỉ có thể thấy Trung Quốc đang ngày làm xói mòn thêm cái gọi là nguyên trạng này.

Ngoài ra, tình hình hiện tại đã làm chậm tiến độ đàm phán về COC mà ASEAN và Trung Quốc đang theo đuổi.

Chúng ta có thể mong đợi một cuộc trao đổi hợp lý hơn giữa các bên về COC với sự nhìn nhận về những gì Trung Quốc đã làm. Song một lần nữa, Trung Quốc đang sở hữu đòn bẩy với COC – từ lâu họ đã cho thấy họ có khả năng khiến quá trình này diễn ra nhanh hay chậm. Và phần nào đó ASEAN đang ở thế bị động và bất lợi hơn trong quá trình này.

– Batongbacal: Nguyên trạng đã không thay đổi một cách rõ ràng và dồn dập, và đó là mấu chốt trong các bước đi tích tiểu thành đại của Trung Quốc. Sự đối đầu giữa Trung Quốc và các bên trên Biển Đông chỉ là nhất thời nhưng gây ra tác động lâu dài. Đó là khiến các chủ thể ngoài khu vực, chẳng hạn như giới đầu tư – không muốn nghĩ đến việc hợp tác thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở bất cứ đâu tại Biển Đông.

Những động thái của Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc đàm phán COC, bởi vì chúng thể hiện ý định thực sự của Trung Quốc và hủy hoại bất cứ sự tin cậy nào đặt vào lập trường và đề xuất của họ.

– Oh: Một thực tế trong quan hệ quốc tế là các quốc gia thường vừa theo đuổi các cuộc đàm phán vừa tạo ra các thực tế vật lý hoặc hành động ở thực địa, trong trường hợp này là trên biển, mặc dù năng lực của mỗi nước rất khác nhau. Vì vậy, tình trạng bế tắc ở Biển Đông sẽ tiếp tục.

'Tu Sa' va am muu tao vo boc phap ly cua Trung Quoc o Bien Dong hinh anh 3 93e09dc6_2e6d_11e9_80ef_0255f1ad860b_1320x770_092316.jpg
Binh lính Việt Nam trên đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: AFP.

Chỉ là “vỏ bọc pháp lý”

– Các động thái mới nhất của Bắc Kinh chắc chắn không giúp ích gì trong việc củng cố cho các yêu sách ngang ngược của họ?

– Koh: Tất nhiên, điều này đúng nếu chỉ xét từ góc độ pháp lý. Song các hành động vật lý ở thực địa là một thực tế – trong khi chúng không giúp củng cố tính hợp pháp cho các yêu sách của Bắc Kinh dưới bất kỳ hình thức nào, thì sự thật là Trung Quốc đang nắm giữ ưu thế vật lý ở Biển Đông, và sẽ chỉ tiếp tục đẩy mạnh điều này dù chúng ta có thích hay không.

Chúng ta có thể hy vọng rằng những bên khác ở Biển Đông vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát về mặt vật lý một số phần của Trường Sa và sự hiện diện liên tục của các cường quốc ngoài khu vực đóng vai trò là nhân tố rào cản mạnh mẽ để chống lại Trung Quốc.

– Batongbacal: Từ góc độ luật pháp quốc tế, không có động thái nào trong số này giúp thúc đẩy hoặc củng cố lập trường pháp lý của Trung Quốc. Tại thời điểm này, bất kỳ hành động nào Bắc Kinh thực hiện chỉ là những nỗ lực vị kỷ để tạo ra vỏ bọc pháp lý cho các hoạt động gây tranh cãi của họ. Chúng hoàn toàn không có tính ràng buộc đối với các quốc gia khác.

– Các vị có nghĩ rằng những động thái đó sẽ phản tác dụng đối với Bắc Kinh? Nếu có, theo cách nào?

– Koh: Trong việc làm suy yếu niềm tin với ASEAN và thu hút sự chú ý của quốc tế hơn nữa, thì đúng là những động thái này thực sự phản tác dụng. Song giới tinh hoa Bắc Kinh ít quan tâm đến những điều này hơn là tình hình trong nước mà họ đang phải đối mặt.

– Batongbacal: Đúng. Đặc biệt là vì họ tiến hành giữa lúc này, họ cho thấy Trung Quốc không những không đáng tin cậy mà còn tranh thủ mọi cơ hội để chống lại các nước láng giềng nhỏ hơn, yếu thế hơn, bất chấp luật quốc tế.

ASEAN cần lập “mặt trận đoàn kết”

– Việt Nam và những bên khác ở Biển Đông có thể làm gì để đáp lại những động thái đó?

– Batongbacal: Các bên ở Đông Nam Á khác nên trao đổi thẳng thắn thông tin và quan điểm về lợi ích chung của họ cũng như những gì họ muốn đạt được.

Họ cũng nên thống nhất và thể hiện lập trường với tư cách một nhóm vì rất rõ ràng rằng từng cá nhân có rất ít cơ hội đạt được bất cứ điều gì với Trung Quốc. Song nếu là một nhóm, họ có thể mạnh hơn và có được nhiều đòn bẩy hơn, đặc biệt là khi chính họ đã tự nhìn thấy chính Trung Quốc không hề kiềm chế trong việc mở rộng quyền kiểm soát ở Biển Đông.

Ỏ đây, liên quan tới Philippines, tôi muốn thêm là công hàm ngày 22/4 cho thấy bất chấp những gì thể hiện ra bên ngoài, quan hệ Trung Quốc – Philippines không gần gũi và thân thiết như Trung Quốc cố gắng phác họa. Nó cũng thể hiện sự hai mặt trong ngoại giao của Trung Quốc: Trong khi nói Philippines là quốc gia thân thiện, Trung Quốc cũng tiến hành các hành động khiêu khích và thù địch chống lại Philippines trên biển.

'Tu Sa' va am muu tao vo boc phap ly cua Trung Quoc o Bien Dong hinh anh 4 324f7e6e_8877_11ea_8a72_3b4a65ec119d_972x_093844.jpg
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ ghé Đà Nẵng hồi tháng 3. Ảnh: Reuters.

– Oh: Một thực tế khác trong chính trị quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia khá đa dạng, không chỉ có khía cạnh chính trị và ngoại giao mà cả kinh tế xã hội. Hầu hết các bên ở Biển Đông là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, và họ cần thị trường cũng như vốn đầu tư lớn của Trung Quốc cho sự phát triển kinh tế của họ.

– Koh: Lý tưởng nhất là chúng ta có một mặt trận ASEAN đoàn kết trong vấn đề này, hoặc một mặt trận đoàn kết giữa các bên yêu sách ở Biển Đông trong ASEAN.

Trước tiên, ASEAN cần phải cùng nhau hành động và ít nhất là trong cuộc đàm phán COC, hãy đàm phán cùng Trung Quốc với tư cách một khối thay vì Bắc Kinh đàm phán riêng rẽ với 10 quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, đây là một quá trình dài hơi.

Bên cạnh đó, các bên trong ASEAN cần phải công khai lập trường về Biển Đông một cách vững chắc, bắt đầu tập trung xây dựng lực lượng có thể đối phó với các hoạt động cưỡng ép của Trung Quốc ở “vùng xám” trên biển. Họ cũng cần tăng cường khả năng phục hồi kinh tế bằng cách đa dạng hóa thị trường và đầu tư từ Trung Quốc để giảm nguy cơ rơi vào tình trạng ép buộc kinh tế hoặc bẫy nợ của Bắc Kinh.

Theo Zing

Tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải gần Hoàng Sa

0

Tàu khu trục Mỹ mang tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52) thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Một quan chức Hải quân Mỹ hôm qua xác nhận thông tin này với trang USNI News và cho biết thêm, hoạt động của tàu khu trục được tiến hành theo kế hoạch.

Tàu khu trục Mỹ mang tên lửa dẫn đường USS Barry

Cũng trong hôm qua, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đưa tin , Hải quân nước này đã triển khai lực lượng theo dõi, giám sát một tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc ngang ngược dùng vũ lực chiếm đóng trái phép.

Hôm 18/4, Mỹ và Australia tiến hành tập trận chung trên Biển Đông với sự tham gia của tàu tuần dương USS Bunker Hill, tàu đổ bộ tấn công USS America và tàu hộ vệ HMAS Parramatta.

Trong cuộc họp báo ngày 23/4, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ:

Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả biện pháp quy định tại UNCLOS.

Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh trật tự, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán ở các quốc gia ở khu vực Biển Đông như được xác lập tại UNCLOS 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế, hoạt động của các nước cần đóng góp vào mục tiêu chung này.

Theo Vietnamnet

Tăng chuyến bay, tàu hoả, nới vận tải đường bộ từ 0h ngày 29/4

Bộ GTVT vừa đồng ý cho tăng tần suất vận tải của hàng không, đường sắt, đường bộ… từ 0h ngày 29/4.

Triển khai chỉ thị số 19 của Thủ tướng về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Bộ GTVT vừa gửi văn bản hoả tốc đến Tổng cục Đường bộ VN, các ục: Hàng không, Đường sắt, Hàng hải, Đường thuỷ nội địa, Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Sở GTVT Lào Cai về tổ chức vận tải.

Theo đó, với hàng không, từ 0h  đến hết ngày 30/4, đường bay Hà Nội – TP.HCM khai thác với tần suất 28 chuyến khứ hồi/ngày.

Các đường bay Hà Nội/TP.HCM – Đà Nẵng và ngược lại khai thác 8 chuyến khứ hồi/ngày.

Các đường bay đi các địa phương khác sẽ căn cứ theo nhu cầu của hãng hàng không.

Hàng không được tăng tần suất bay từ 0h đêm nay

Từ 7h ngày 1/5 đến hết ngày 15/5, đường bay Hà Nội – TP.HCM sẽ khai thác 36 chuyến khứ hồi/ngày.

Đường bay Hà Nội/TP.HCM – Đà Nẵng khai thác 12 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay. Các đường bay khác khai thác căn cứ theo nhu cầu của hãng.

Từ 0h ngày 16/5, sẽ có 52 chuyến bay khứ hồi Hà Nội – TP.HCM mỗi ngày.

Các đường bay Hà Nội/TP.HCM – Đà Nẵng: 20 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay.

Các đường bay khác căn cứ theo nhu cầu của hãng hàng không. Vận tải liên tỉnh trong nhóm có nguy cơ khai thác không quá 50% biểu đồ.

Địa phương có nguy cơ không được chạy quá 50% xe khách liên tỉnh

Với đường bộ, Bộ GTVT quy định rõ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch và vận tải hành khách tuyển cố định nội tỉnh.

UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2 đầu tuyến thống nhất việc hoạt động đối với tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt liên tỉnh.

Về vận tải hành khách liên tỉnh, đối với vận chuyển hành khách trong nhóm có nguy cơ, vận tải hành khách cố định liên tỉnh được hoạt động nhưng không quá 50% số chuyến xe trong biểu đồ chạy đã được phê duyệt; tuân thủ các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch.

Xe khách liên tỉnh được tăng tần suất phục vụ hành khách

Đối với vận chuyển hành khách thuộc nhóm có nguy cơ thấp, các đơn vị kinh doanh vận tải cố định liên tỉnh được hoạt động 100% số chuyến xe theo biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt, tuân thủ các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch.

Mỗi ngày 5 đôi tàu Bắc – Nam

Giai đoạn từ 0h ngày 29/4 đến hết ngày 3/5, tuyến Hà Nội – TP.HCM chỉ được khai thác tối đa 5 đôi tàu khách/ngày (5 chuyến Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại).

Tuyến Hà Nội – Hải Phòng khai thác tối đa 4 đôi tàu khách/ngày. Tuyến Hà Nội – Vinh, Sài Gòn – Nha Trang khai thác tối đa 3 đôi tàu khách/ngày. Tuyến Sài Gòn – Phan Thiết khai thác tối đa 2 đôi tàu khách/ngày.

Các tuyến Hà Nội – Thanh Hóa/Đồng Hới, Đà Nẵng, Yên Bái, Đồng Đăng, Quán Triều, Sài Gòn – Quy Nhơn/Quảng Ngãi/Yên Bái chỉ khai thác tối đa 1 đôi tàu khách/ngày.

Từ 0h ngày 4/5, tuyến Hà Nội đi TP.HCM khai thác tối đa 5 đôi tàu khách/ngày. Tuyến Hà Nội – Hải Phòng khai thác tối đa 4 đôi tàu khách/ngày. Tuyến Hà Nội – Lào Cai khai thác tối đa 3 đôi tàu khách/ngày.

Tuyến Hà Nội – Vinh/Đà Nẵng khai thác tối đa 2 đôi tàu khách/ngày; Tuyến Hà Nội – Đồng Hới/Yên Bái khai thác tối đa 1 đôi tàu khách/ngày.

Tuyến Sài Gòn – Phan Thiết/Nha Trang khai thác tối đa 2 đôi tàu khách/ngày; Tuyến Sài Gòn – Quy Nhơn/Quảng Ngãi/Đà Nẵng khai thác tối đa 1 đôi tàu khách/ngày.

Lĩnh vực hàng hải và đường thuỷ nội địa, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định vận tải khách nội tỉnh đồng thời chủ động phối hợp triển khai các tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, vận tải hành khách ngang sông liên tỉnh nhưng phải tuân thủ các biện pháp bảo đảm về phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Các quy định trên được áp dụng từ 0h ngày 29/4 cho đến khi có thông báo mới.

Theo Vietnamnet

Doanh nghiệp Trung Quốc làm công trình giống “đường lưỡi bò”

Công trình giống “đường lưỡi bò” mà một doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng tại Hải Phòng sai quy hoạch nên bị yêu cầu phá bỏ.

Ngày 28/4/2020, ông Phạm Văn Mợi, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, cho biết quá trình kiểm tra công trình xây dựng vi phạm pháp luật tại khu công nghiệp An Dương, đơn vị phát hiện mô hình giống “đường lưỡi bò” nằm trước nhà điều hành của Công ty TNHH Thâm Việt (Trung Quốc).

Theo ông Mợi, mô hình trái phép này nằm trên phần đất quy hoạch công viên cây xanh trong khu công nghiệp An Dương, được lập bằng lối đi lát gạch bao quanh một hồ nước nhân tạo, nếu nhìn gần khó phát hiện ra, song quan sát từ trên cao sẽ thấy rõ mô hình giống “đường lưỡi bò”.

Ảnh chụp trên cao mô hình giống đường lưỡi bò.

Tối 28/4, ông Lê Văn Cường, Phó chủ tịch UBND huyện An Dương, cho biết trong chiều nay Công ty Thâm Việt đã cho người đổ đất, lấp đầy hồ hình lưỡi bò sai phép và đang tháo dỡ ngôi nhà 400 m2 xây trái phép; dự kiến hoàn tất các phần việc theo yêu cầu của thành phố trong ngày mai (29/4).

Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục rà soát các quy định để xử lý vi phạm của Công ty TNHH Thâm Việt.

Hình ảnh đường lưỡi bò thường được Trung Quốc dùng để thể hiện yêu sách vô căn cứ và trái pháp luật quốc tế ở Biển Đông.

“Nên có những quy định khắc khe cũng như thường xuyên kiểm tra hoạt động những doanh nghiệp Trung Quốc đang làm ăn tại Việt Nam, vì gần đây những doanh nghiệp Trung Quốc không những hoạt động kinh tế mà còn pha lẫn mùi chính trị và hùa theo chính sách sai trái từ mẫu quốc” – HTCOM.

Tham khảo Vietnamnet.

Thiết bị xét nghiệm Covid-19 đội giá nhiều tỷ, tham nhũng hay ngây thơ không biết?

Đọc xong bài báo bên Baodatviet: Thiết bị xét nghiệm Covid-19 đội giá nhiều tỷ: ‘Nói rõ hơn…'(https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/thiet-bi-xet-nghiem-covid-19-doi-gia-nhieu-ty-noi-ro-hon-3400949/) tôi thấy có gì đó rất mơ hồ.

Giá thiết bị theo thị trường trên dưới 2 tỷ

Như một số bài báo đầu tiên phanh phui vụ tham nhũng của lãnh đạo CDC Hà Nội, bên nhà cung cấp đã nói giá bộ thiết bị xét nghiệm Realtime PCR tự động trên dưới 2 tỷ. Vậy mà, các tỉnh/thành khi được hỏi thì toàn mua với giá 7-8 tỷ đồng/ bộ.

Có một sự nhùng nhằng và mơ hồ trong cách giải thích cũng như giá mua của các lãnh đạo ở các tỉnh/thành ấy.

Nếu là một trung tâm xét nghiệm tư nhân,tiền của tư nhân thì tôi chắc chắn giá mua sẽ rẻ hơn rất nhiều. Tôi tin như vậy.

Trong khi ngân sách eo hẹp,người dân đóng góp từng cái trứng, từng tin nhắn sms … để chung tay chống dịch thì các lãnh đạo ấy cứ mua với giá trên trời mà không hề tham khảo hay tìm hiểu xem giá cả thực sự của những bộ thiết bị ấy là bao nhiêu, xuất xứ ở đâu, chất lượng thế nào, độ chính xác bao nhiêu %… . Chắc là tiền của Nhà nước nên cứ mua đi, có Nhà nước lo rồi, có phải tiền của mình đâu.

Tôi chỉ là người dân thường, đọc những thông tin trên mà thấy thực sự đau lòng, thực sự không hiểu cách mua sắm thiết bị của các lãnh đạo trên. Nhưng với cá nhân tôi, khi mua gì cũng đều tìm hiểu kỹ giá cả, chất lượng, xuất xứ sản phẩm.

Tham khảo từ baodatviet.

Nghiên cứu: biển đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước

Lại một ảnh hưởng nữa của việc xả khí thải CO2.

Nhựa không phải yếu tố duy nhất gây ảnh hưởng tới cuộc sống dưới làn nước biển, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng kem chống nắng có thể phá hủy rặng san hô, và thậm chí hóa chất thừa từ những thứ thuốc con người sử dụng có thể khiến mức hormone trong nhiều loài động thực vật thay đổi. Tác hại chưa dừng lại ở đó: nghiên cứu được đăng tải trên Earth and Planetary Science Letters vừa chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng khác.

Được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tới từ Đại học Cardiff, báo cáo khoa học chỉ ra rằng mức carbon dioxide hiện tại sẽ sớm cao tương đương Trái Đất của 14 triệu năm trước, thời nhiệt độ trung bình của Trái Đất cao hơn hiện tại 3 độ.

Do hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra ngày một khốc liệt, mức pH trong nước biển sẽ giảm rõ rệt vào năm 2100. Khi đó, hiện tượng axit hóa nước biển sẽ diễn ra khi đại dương hấp thụ thêm CO2 từ khí quyển.

Nghiên cứu: biển đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước - Ảnh 1.

Nếu không giảm khí thải CO2, rất có thể cảnh tượng này sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới.

Khoảng 30% lượng CO2 thải ra tới từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, vốn đã diễn ra liên tục từ cách mạng công nghiệp tới nay: 525 tỷ tấn CO2 đã được làn nước biển hấp thu tính từ thời điểm mang tính cách mạng đó.

Trong thí nghiệm, các nhà khoa học tiến hành đo đạc độ pH của nước biển cũng như mức CO2 trong không khí trong suốt 22 triệu năm qua. 

Báo cáo nghiên cứu về hiện tượng axit hóa đại dương cho thấy với tốc độ xả thải như hiện nay, hệ sinh thái biển sẽ đối mặt với điều kiện sống chưa từng thấy trong suốt 14 triệu năm qua”, Sindia Sosdian, tác giả nghiên cứu, nhận định.

Nghiên cứu: biển đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước - Ảnh 2.

Rặng san hô chết do axit hóa nước biển diễn ra mạnh.

Mức pH của nước biển vào thời điểm 2018, lúc báo cáo nghiên cứu được công bố, thấp ở mức đáng báo động, thấp nhất trong 2 triệu năm trở lại đây. Để hiểu rõ tác động của mức pH lên đời sống sinh vật biển, các nhà khoa học phải làm thêm nhiều thí nghiệm, thực hiện lấy mẫu thực địa và phân tích các mẫu hóa thạch, các lớp trầm tích.

Dù vậy, kết quả của các nghiên cứu mới không ảnh hưởng được tới điều tất yếu: đại dương sẽ thay đổi nhiều trong vài thập kỷ tới. Nếu tốc độ xả khí thải vẫn cao như hiện tại, hiện tượng axit hóa đại dương sẽ tiêu diệt các rặng san hô, bẻ gãy một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái biển.

Theo genk.

Thẻ nhớ nhái tràn ngập Shopee: 1TB chỉ 100.000 đồng, vẫn được nhiều người đánh giá 5*

0

Trên Shopee hiện nay tràn ngập những chiếc thẻ nhớ 256GB, 512GB, thậm chí 1TB với mức giá chỉ 100.000 đồng. 

Đây rõ ràng là những sản phẩm nhái, thế nhưng vẫn có rất nhiều người “sa bẫy”, thậm chí còn đánh giá 5* và càng khiến thêm nhiều người bị lừa.

Thẻ nhớ 1TB chỉ 100.000 đồng trên Shopee

Trên Shopee, không khó để người dùng tìm được những chiếc thẻ nhớ dung lượng khủng với giá rẻ giật mình. Chỉ bằng một cú pháp tìm kiếm đơn giản, chúng tôi có thể tìm được những chiếc thẻ nhớ 1TB đến từ nhiều hãng sản xuất danh tiếng như Samsung, SanDisk, Kingston, HP, Huawei với mức giá chỉ… 100.000 đồng. 

Thẻ nhớ 1TB từ nhiều nhà sản xuất danh tiếng có giá chỉ 100.000 đồng trên Shopee.

Hiện nay, giá thị trường của một chiếc thẻ nhớ 1TB lên đến 5 triệu đồng. Vậy với mức giá rẻ 50 lần, liệu những chiếc thẻ nhớ trên Shopee có phải “món hời của thế kỷ” không?

Hàng nhái kém chất lượng, dung lượng thực chỉ vài chục GB

Câu trả lời ngắn gọn là không. Những chiếc thẻ nhớ 256GB, 512GB hay 1TB này đều là hàng nhái, có dung lượng thực tế thấp hơn rất nhiều và được giả dung lượng nhằm đánh lừa người mua.

Anh Vũ (sống tại Hà Nội) trong một lần tình cờ lướt Shopee đã bất ngờ tìm được một chiếc thẻ nhớ Samsung 256GB với giá 99.000 đồng. Do chiếc thẻ nhớ này được liệt kê trong chuyên mục Flash Sale của Shopee và chỉ những sản phẩm đã được Shopee phê duyệt mới xuất hiện ở trong mục này, vậy nên anh Vũ vẫn quyết định mua bất chấp rủi ro.

Một chiếc thẻ nhớ Samsung 256GB được Shopee Flash sale, thu hút được hàng chục lượt mua chỉ trong vòng chưa đầy 2 tiếng.

Sau vài ngày chờ đợi, anh Vũ nhận được chiếc thẻ nhớ của mình. Cả máy tính và điện thoại đều nhận diện chiếc thẻ nhớ này có dung lượng 250GB. 

Bao bì của chiếc thẻ nhớ Samsung 256GB

Máy tính nhận diện chiếc thẻ nhớ này có dung lượng 250GB.

Thế nhưng, chiếc thẻ nhớ này chỉ tiếp nhận được khoảng 25-30GB dữ liệu. Tất cả dữ liệu sau khi copy vượt quá ngưỡng này sẽ đều bị hỏng (corrupt) và không thể sử dụng được. Đây là triệu chứng thường thấy của những chiếc thẻ nhớ giả khi dữ liệu bị ghi tràn khỏi dung lượng thực tế.

Dữ liệu (cụ thể lả file RAR) bị hỏng sau khi copy vào thẻ nhớ (ảnh: NEXTGEN).

Ngoài ra, chiếc thẻ nhớ này còn tồn tại một số dấu hiệu cho thấy đây là sản phẩm nhái. Ngay từ bao bì, người dùng có thể tìm thấy một vài lỗi chính tả, trong trường hợp của chiếc thẻ nhớ này là “Faster” được viết nhầm thành “Fastar”. Sai chính tả là điều thường gặp trên các sản phẩm nhái từ Trung Quốc.

Lỗi sai chính tả trên bao bì thẻ nhớ.

Ngoài ra, chất liệu bề mặt của chiếc thẻ nhớ này cũng như chiếc áo thẻ nhớ được tặng kèm cũng là một chi tiết đáng lưu tâm. Các chi tiết được in không sắc nét, khi người dùng soi dưới ánh sáng còn có thể thấy được những vết hằn loang lổ trên bề mặt.

Lớp sơn sần sùi được phủ lên bề mặt thẻ nhớ.

Chiếc áo thẻ nhớ tặng kèm cũng được sơn nham nhở với mức độ đậm nhạt khác nhau.

Hàng giả vẫn được đánh giá cao trên Shopee

Mặc cho việc là hàng giả, hàng nhái, thế nhưng những chiếc thẻ nhớ này vẫn nhận được đánh giá cao trên Shopee. Ở thời điểm bài viết, chiếc thẻ nhớ Samsung 256GB ở trên nhận được đánh giá tới 4.4/5*, trong đó có rất nhiều đánh giá 5* khen ngợi.

Là hàng nhái, thế nhưng những chiếc thẻ nhớ này vẫn được đánh giá rất cao trên Shopee.

Hiện chưa thể xác minh được rằng đây là những đánh giá thật từ người đã mua sản phẩm, hay là những đánh giá giả, được chủ shop thao túng để “dụ” người khác mua hàng. Dù vậy, một giả thiết được đặt ra là người dùng sau khi nhận hàng chỉ kiểm tra dung lượng, khi thấy đủ 256GB/512GB/1TB… liền lập tức đánh giá 5*, trong khi chưa có quá trình sử dụng lâu dài để biết được rằng đây thực chất chỉ là dung lượng ảo.

Mua thẻ nhớ, làm sao để không dính hàng giả?

Shopee, cũng như nhiều trang thương mại điện tử khác, có sự tham gia của nhiều người bán khác nhau. Và ở bất kỳ khu chợ cũng vậy, bên cạnh những người bán hàng chân chính, sẽ có những kẻ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dùng để tiêu thụ những sản phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Thứ mà người mua cần là tự trang bị cho mình vốn kiến thức về sản phẩm để từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Trong trường hợp của những chiếc thẻ nhớ nhái trên Shopee, có một điểm chung mà chúng tôi đã ghi nhận được là tất cả những sản phẩm này đều xuất phát từ người bán đến từ Trung Quốc. Người dùng có thể phân biệt một người bán đến từ trong hay ngoài nước nhờ vào dòng chữ nhỏ dưới tên người bán, cũng như vị trí kho hàng của người bán đó. 

Những chiếc thẻ nhớ này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Rõ ràng, không thể quy chụp tất cả người bán thẻ nhớ ở nước ngoài đều bán hàng giả. Thế nhưng, khi xét đến việc thẻ nhớ là một mặt hàng có giá trị bảo hành tương đối dài (thường là 3 năm), việc người dùng mua của các đơn vị nước ngoài để rồi đánh mất đi quyền lợi hậu mãi lớn như vậy là hoàn toàn không xứng đáng. Vì vậy, người dùng nên lựa chọn những cửa hàng trong nước.

Quan trọng hơn, người dùng cần hiểu rõ về giá trị thật của một sản phẩm. Một chiếc thẻ nhớ 256GB/512GB/1TB có giá trên thị trường lên đến vài triệu đồng, và cho dù có được “sale” mạnh đến mức nào đi chăng nữa cũng không thể có giá 100.000 đồng.

Cho dù có sale mạnh đến đâu, một chiếc thẻ nhớ 256GB, 512GB hay 1TB hàng thật sẽ không bao giờ có giá 100.000 đồng.

Nếu như người dùng cần thẩm định một chiếc thẻ nhớ là hàng thật hay nhái, hiện nay có một số công cụ như H2testw hay FakeFlashTest cho phép họ làm điều này. Hoặc, người dùng có thể tự mình kiểm tra bằng cách copy một lượng dữ liệu lớn, vượt ngưỡng của những thẻ nhớ hiện nay (9GB/17GB/33GB…). Nếu đến một ngưỡng nào đó mà dữ liệu đột nhiên bị lỗi, thì khả năng rất cao là chiếc thẻ nhớ đó là hàng nhái.

FakeFlashTest là một công cụ giúp người dùng kiểm tra thẻ nhớ của mình có phải là hàng nhái hay không.

Đương nhiên, người dùng có thể tránh khỏi tất cả những rắc rối trên bằng cách lựa chọn những địa chỉ bán hàng uy tín.

Đỉnh cao “hàng fake”: Lập tài khoản Twitter cho 1 nhóm K-pop giả nhưng hoạt động như idol thật để lừa cộng đồng mạng.

Philippines phản đối Trung Quốc ngang ngược lập quận ở Biển Đông

0

Thông tin trên được Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. thông báo trên Twitter hôm nay (22/4). Theo đó, công hàm phản đối đã được gửi tới Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Manila.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr.

Ngoài ra, Philippines cũng phản đối việc Trung Quốc đã chĩa súng radar về phía một con tàu của Hải quân Philippines. Cả hai hành động này đều vi phạm luật pháp quốc tế, Ngoại trưởng Locsin khẳng định.

Trước đó, Thời báo Hoàn cầu, Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đăng tin Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông cáo Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa” (tỉnh Hải Nam).

Theo quyết định ngang ngược này, cái gọi là “quận Tây Sa” sẽ đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Còn cái gọi là “quận Nam Sa” đặt tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông chủ ‘ATM gạo’ nhận sai, xin lỗi cô gái áo đen vào nhận gạo bị từ chối.

Clip cô gái áo đen bị “ATM gạo” của anh Hoàng Tuấn Anh từ chối phục vụ, nhân viên phát loa mời ra ngoài lan truyền trên mạng xã hội đã gây phản ứng dư luận.

Nhiều ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip người đến xếp hàng tại cây “ATM gạo” đặt tại TP.HCM bị yêu cầu ra khỏi vị trí nhận.

Ngay lập tức, cư dân mạng tìm đến tận nhà để chia sẻ và giúp đỡ người này vượt qua giai đoạn khó khăn trong mùa dịch.

Cô gái mặc áo đen bị từ chối phát gạo. Ảnh cắt từ clip   

Sự việc chưa lắng xuống thì lại xuất hiện tài khoản Facebook có tên Vũ Uyên Nhi đăng dòng tâm trạng phân trần rằng, nhân viên từ chối phát gạo do công ty tín nhiệm nên được giao toàn quyền quyết định.

Nếu thấy ai khả nghi, nhân viên sẽ mời ra khỏi khu vực nhận gạo. Tài khoản Facebook này còn hướng dẫn người đến nhận gạo nên ăn mặc giống người nghèo, tốt nhất đi bộ hoặc đi xe đạp,… để tránh mất lòng.

Một tài khoản cùng tên Vũ Uyên Nhi xúc phạm người nhận gạo là người đồng tính (LGBT). Những dòng tâm trạng này đã khiến nhiều người càng bức xúc thêm vì cho rằng đơn vị phát gạo đã có sự phân biệt, đối xử với người nhận gạo. 

Về vấn đề này, anh Hoàng Tuấn Anh, chủ ‘ATM gạo’ Vườn Lài, quận Tân Phú xác nhận sự việc xảy ra đã 10 ngày trước. Thời điểm đó áp lực rất lớn, mỗi ngày ‘ATM gạo’ Vườn Lài tiếp nhận 5-6 nghìn người đến nhận gạo miễn phí. Có thể quá tải công việc, thời gian hoạt động đến 24/24h nên việc điều hành có vấn đề.

“Với trách nhiệm là người điều hành cao nhất tôi nhận sai xót và gửi lời xin lỗi chân thành đến cô gái. Chúng tôi rất mong mọi người thông cảm và xin khẳng định rằng, khi phát gạo không phân biệt giàu nghèo, mà bất cứ những người gặp khó khăn trong mùa dịch đều được nhận” – anh Tuấn Anh bày tỏ.

Người dân cười tươi khi nhận gạo miễn phí từ ‘ATM gạo’ mùa dịch Covid-19

Ông chủ ‘ATM gạo’ cho biết, sau khi clip trên được đăng tải trên mạng xã hội, công ty đã họp online chấn chỉnh không để xảy ra tình trạng tương tự.

Ngoài ra, công ty cũng yêu cầu nhân viên không nên phát biểu hay ý kiến gì nếu có dư luận trái chiều về việc từ chối cho nhận gạo.

Còn về những dòng trạng thái phản cảm đăng tải trên mạng được nhiều người cho rằng của nhân viên công ty, anh khẳng định là do ai đó cố tình bịa đặt. Nhân viên công ty không có ai tên Vũ Uyên Nhi.

“Hiện chúng tôi đã yêu cầu Công an phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú vào cuộc điều tra việc liên quan đến dòng trạng thái trên” – anh Tuấn Anh nhấn mạnh.

Anh Hoàng Tuấn Anh, chủ ATM gạo Vườn Lài

Có nhóm cải trang nhận gạo nhiều lần

Ông chủ ‘ATM gạo’ Vườn Lài cũng cho biết, những ngày qua có rất nhiều trường hợp nhận 2-3 lần nhưng phía nhân viên vẫn cho qua vì thấy họ khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn nhưng họ đến nhận quá nhiều lần thì không thể chấp nhận.

Thực tế, có hiện tượng tụ tập thành 5, 10 người và mang theo cả túi quần áo để cải trang. Cứ 15 phút thì họ đến nhận một lần rồi đến các điểm khác nữa thì họ nhận được vài trăm ký gạo.

“Nếu Mạnh Thường Quân nhìn thấy như vậy thì có chấp nhận không? Ngay từ đầu, công ty đã thông báo rõ ràng sẽ nhận diện những người nhận gạo chuyên nghiệp. Trong thời điểm dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tất cả mọi người, doanh nghiệp.

Mạnh Thường Quân đang bỏ những đồng tiền xương máu cuối cùng của họ ra để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn họ. Họ ủng hộ vì thấy rằng tôi đang truyền lượng gạo này đến đúng người.

Người dân xếp hàng đến nhận gạo miễn phí

Một điểm mình thất thoát vài chục kg nhân với số lượng hàng chục điểm phát gạo khác thì mỗi ngày mất vài tấn gạo. Như vậy, số gạo mất đồng nghĩa với hàng nghìn người khó khăn sẽ mất đi phần gạo này.

Đây là thời điểm không dư dả thì mình cần phải cần kiệm, cho đúng người. Nếu lúc khác thì mình cho ai, bao nhiêu chẳng được”- anh Tuấn Anh trải lòng.

Ông chủ ‘ATM gạo’ cho biết, hiện tại công ty đang tuyển hàng chục lao động làm việc tại các điểm phát gạo tự động miễn phí. Do vậy, những người trẻ, có sức khỏe khi đến ‘ATM gạo’, phía công ty sẽ tiếp cận và tạo điều kiện cho họ cần câu thay vì con cá.

“Không thể ngày nào họ cũng đi xin gạo về để nuôi gia đình như vậy, trong khi mình có công việc làm cho họ. Họ có thể vào đây để khuân gạo hoặc vận hành với mức lương 6-7 triệu đồng.

Như vậy, họ có thể làm việc thiện, lại có thu nhập và quan trọng hơn có thể giúp được cho gia đình, cho xã hội trong lúc này” – ông chủ ‘ATM gạo’ nhìn nhận.

Mạnh Thường Quân chở gạo đến góp sức, phát miễn phí cho người dân khó khăn  

Anh cũng khẳng định ‘ATM gạo’ có giá trị cốt lõi là sự lan tỏa, tương trợ lẫn nhau giữa Mạnh Thường Quân với người cần giúp đỡ. Công việc của anh chỉ đưa ra giải pháp, chi phí tài chính rất là nhỏ. Anh chỉ là đơn vị cung cấp công nghệ để tạo cầu nối giữa người cho và người nhận được an toàn, văn minh.

Biết sai nhận sai là tốt, hy vọng “ATM gạo” này sẽ lan tỏa rộng ra cả nước cũng như trên thế giới để giúp những người yếu thế chống chọi qua mùa dịch COVID-19 này. Bên cạnh đó cũng rất đáng giận và đáng trách những kẻ tham lam, vô liêm sỉ lợi dụng lòng tốt của Mạnh Thường Quân mà gom gạo, tung tin rác để làm lợi cho bản thân bất chấp tình hình dịch bệnh và khó khăn của những người khác.

Tham khảo từ Vietnamnet

Bắt Giám đốc CDC Hà Nội: Nỗi buồn nhục trong dịch bệnh

Trong khi cả nước căng mình chống dịch, thì các cán bộ CDC Hà Nội lại “phù phép” để ăn chênh lệch giá thiết bị xét nghiệm Covid-19.

Bat Giam doc CDC Ha Noi: Noi buon nhuc trong dich benh
Ông Nguyễn Nhật Cảm- Giám đốc CDC Hà Nội trong phiên họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội.

Ngày 22/4, cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Nhật Cảm- Giám đốc CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) Hà Nội cùng với 6 người khác vì liên quan đến vụ án hình sự “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng đối với Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh, trưởng phòng tài chính kế toán; Lê Xuân Tuấn, nhân viên phòng tài chính kế toán; Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST); Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech; Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.

Theo thông tin trên báo chí, CDC Hà Nội đã mua hệ thống bao gồm đầy đủ các máy kèm theo như máy tách chiết mẫu, máy phân tích mẫu (realtime PCR) khoảng 7 tỉ đồng để phục vụ xét nghiệm virus Covid-19. Trong khi đó, một nhà cung cấp thiết bị xét nghiệm vào loại lớn trên thị trường cho biết giá một hệ thống xét nghiệm như thế này không quá 4 tỉ đồng.

Đây là một bản tin rất buồn với nhiều người trong mùa dịch bệnh này. Bởi Việt Nam đang được đánh giá là 1 trong những quốc gia ghi nhận những thành tựu nổi bật trong việc kiểm soát dịch Covid-19. Tính đến thời điểm này, chưa một ca bệnh nào tử vong, đã có hơn 200 ca được chữa khỏi bệnh. Chính phủ và người dân đoàn kết một lòng để chung sức chống dịch. Ấy vậy mà những “con sâu” này, lại làm rầu nồi canh bởi cái thói tham lam vô độ của mình.

Ông giám đốc CDC Hà Nội là một PGS, TS hoạt động trong ngành y, mới chỉ hơn 1 tuần lễ trước đây, ngày 13/4, ông vẫn tham gia họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội, ông là một thành viên quan trọng trong Ban này, báo chí, truyền hình phải gặp ông để phỏng vấn thông tin về dịch bệnh. Thế nhưng thật buồn khi ngày hôm qua, tên ông lại xuất hiện trên mặt báo, không phải với tư cách một “chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch” mà với tư cách 1 bị can bị khởi tố, vì tội vi phạm các quy định làm thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nhà nước.

Hệ thống máy xét nghiệm trên thị trường giá không quá 4 tỷ, nhưng trong danh sách thiết bị mà CDC mua về, có giá 7 tỷ đồng. Ai cũng hiểu đằng sau sự chênh lệch lớn này là gì, ai có dòng tiền “đen” chảy vào túi.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh để nâng giá nguyên vật liệu ăn chênh lệch kiếm lời, đó chắc chắn là 1 tình tiết tăng nặng khi xét xử tội trạng của nhóm cán bộ CDC. Nhưng với người dân, qua thương vụ buôn bán gian trá này, thứ họ mất đi không chỉ là tiền mà là lòng tin vào một số “những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch”.

Tại sao lại có những kẻ nỡ bán lương tâm cho quỷ, để kiếm lời ngay trong những thương vụ buôn bán máy móc để xét nghiệm dịch bệnh? Họ táo tợn, hay họ trơ lì đến mức vô cảm trước nỗi lo dịch bệnh của người dân cả nước? Họ thèm khát tiền bạc đến mức bất chấp tất cả, cứ thấy món lời béo bở là lao vào, ăn không từ một cơ hội nào.

Mới hôm qua, đó còn là những người xuất hiện trên mặt báo để hô hào chống dịch, còn hôm nay, hôm nay họ đã trở thành tội phạm, trong một vụ án kinh tế mà ai cũng biết lý do vì sao máy móc thiết bị lại được mua với giá cao một cách bất thường. Thật là một nỗi buồn khó tả.

Theo Baodatviet.vn.