Home Blog Page 5

Bypass Google account điện thoại V-Smart Star 3. Các dòng khác tương tự

Tham khảo và download file bypass từ frpfile.com/bypass. Xin cám ơn!

Anonymous: ‘Hãy xóa TikTok ngay’

0

Tổ chức tin tặc này cũng dẫn lại bài viết cho rằng TikTok như mã độc, người dùng không nên sử dụng.

“Hãy xóa TikTok ngay bây giờ. Nếu bạn biết ai đó sử dụng ứng dụng này, hãy giải thích với họ đây là phần mềm theo dõi do chính phủ Trung Quốc tạo ra”, nội dung đoạn tweet ngày 1/7 của nhóm tin tặc ẩn danh.

Nhóm hacker lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok

Đoạn tweet cũng dẫn lại bài viết của một người dùng tự nhận là kỹ sư, chia sẻ trên Reddit cho rằng không chỉ nội dung từ clipboard, TikTok còn ăn cắp nhiều thứ hơn thế. Tiktok lấy nhiều dữ liệu hơn Facebook, YouTube, Instagram hay bất kỳ ứng dụng nào mà bạn biết.

Anynomous: 'Hay xoa TikTok ngay lap tuc' anh 1
Anonymous khuyên người dùng xóa TikTok ngay từ bây giờ. Ảnh: Forbes.

“Công việc của tôi là đảo ngược công nghệ bên trong các ứng dụng di động, phân tích cách chúng hoạt động và xây dựng thêm chức năng của bên thứ 3 xung quanh ứng dụng đó… Và tôi khuyến nghị mọi người không nên dùng ứng dụng này nữa”, Bangolor chia sẻ.

“Phần lớn chúng ta đã bình thường hóa việc cung cấp thông tin cá nhân của mình. Nhiều người không còn kỳ vọng nhiều vào quyền riêng tư hay bảo mật thông tin cá nhân nữa. Vì vậy, việc cấp cho TikTok dữ liệu của bản thân họ, vốn là tiền, cũng là điều không mấy ngạc nhiên”.

“Những người này cho rằng họ quá bình thường để ai đó chọn làm mục tiêu tấn công. Nói cách khác, họ cho rằng bản thân không có gì để che giấu. Sự thờ ơ này xuất phát từ việc nhiều người không hiểu ý nghĩa của việc bảo mật ở mọi cấp độ”, Bangolor viết.

Bangolor cho rằng có lý do chính đáng để một vài quốc gia cấm TikTok, “Đừng sử dụng nó nữa. Đừng để con cái bạn dùng nó. Nói với bạn bè xóa ngay ứng dụng này. Bạn có thể giải trí những nội dung tương tự ở những nền tảng khác mà không phải giao nộp thông tin của mình cho chính phủ Trung Quốc”.

TikTok hiện vẫn chưa lên tiếng xác minh những cáo buộc này.

Anynomous: 'Hay xoa TikTok ngay lap tuc' anh 2
Bangolor gọi TikTok là malware (mã độc) chứ không phải mạng xã hội. Ảnh: Foreignplicy.

TikTok đang trở thành nỗi lo ngại ở nhiều quốc gia

Theo Bored Panda, một kỹ sư máy tính giấu tên với 15 năm kinh nghiệm nhận định dù Facebook vướng phải bê bối bảo mật Cambridge Analytica, Instagram thừa nhận làm lộ số điện thoại và tài khoản người dùng, “dù vậy, những ứng dụng này vẫn là thiên đường bảo mật so với TikTok”. Nói cách khác, Tiktok còn nguy hại hơn Facebook.

Đây quả là khoảng thời gian khó khăn cho ứng dụng Trung Quốc. Sau khi đạt lượng người dùng kỷ lục trong thời gian Covid-19 diễn ra, TikTok liên tiếp chịu những cáo buộc về việc ăn cắp thông tin riêng tư của người dùng.

Ngày 29/6, Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho rằng ứng dụng này “gây tổn hại cho chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công của Ấn Độ”.

Sau đó, TikTok cùng 58 ứng dụng khác đã bị quan chức nước này cấm cửa. Chính phủ Ấn Độ cho rằng các ứng dụng bị cấm đặt ra mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này. Một số báo cáo cho rằng những ứng dụng trong danh sách đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng nước này đến máy chủ bên ngoài Ấn Độ. Công ty chủ quản vì thế đánh mất luôn thị trường béo bở còn chưa kịp khai thác hết.

Theo Forbes, động cơ đằng sau quyết định trên của nhà nước Ấn Độ còn xuất phát từ căng thẳng quân sự leo thang với Trung Quốc. Trong khi đó, TikTok tất nhiên bác bỏ cáo buộc trên. Công ty chủ quản ByteDance cũng cam kết hợp tác với nhà chức trách về vấn đề bảo mật thông tin người dùng, đồng thời tuân thủ luật pháp nước này.

Tại Mỹ, TikTok gây nỗi ám ảnh cho giới chức nước này về vấn đề an ninh mạng, thậm chí bị quân đội Mỹ cấm sử dụng. Vài tháng trước, một số quốc gia cấm cửa ứng dụng này vì lo ngại các vấn đề an toàn cho trẻ em.

Theo Zing.

Sửa iPhone 6 rớt lỗi mic trước, mic chính,chuông.

Mic trước:

Sau khi thay cụm camera trước vẫn không có mic trước, thì tiến hành kiểm tra 3 chân 34,35,36. mất tổng trở chân nào dò theo đường đó để xử lý. Đứt cuộn dây thì câu lại.

Nếu đo có tổng trở hết mà vẫn không có mic thì đóng lại U0900. Đóng lại chuẩn rồi mà vẫn chưa có thì gỡ 2 tụ C0944,0945 câu tắt lại. Done.

Lỗi Chuông, Mic dưới:

  • Chuông:

Kiểm tra 4 chân 1,2,3,4 socket J1817. Mất đường nào dò theo đường đó, đứt cuộn dây thì câu tắt lại. làm hết vẫn chưa có loa ngoài thì đóng lại U1601. Nếu đóng lại vẫn chưa có thì gỡ ra sau đó câu tắt 2 trở R1604,R1605.

  • Mic:

Kiểm tra 2 chân 17,18 cũng trên socket J 1817. Mất đường nào dò theo đường đó. Đường Mic dưới chỉ đi qua 2 cuộn dây là FL1881, FL1882. Câu xong vẫn không có mic dò lên 2 trở R0922,R0923 chạm thì gỡ ra câu tắt được. Nếu vẫn chưa được thì đóng lại U0900. Done!

Đảo ngược công nghệ của TikTok, kỹ sư phần mềm kinh ngạc vì mức độ thu thập thông tin người dùng của ứng dụng

0

So với TikTok, lượng thông tin mà Facebook, Twitter thu thập từ người dùng chỉ như một cốc nước so với đại dương.

Cho dù Facebook hay Twitter đang bị xem như các hình mẫu cho những ứng dụng liên quan đến việc xâm phạm dữ liệu nhạy cảm của người dùng, nhưng so với mạng xã hội mới nổi TikTok, đây vẫn là các thiên đường về bảo mật trực tuyến về thông tin người dùng. Đó là nhận định từ một kỹ sư phần mềm cao cấp với 15 năm kinh nghiệm.

Hai tháng trước, người dùng Reddit với tên gọi Bangorlol cho biết mình đã thành công trong việc đảo ngược kỹ thuật đối với TikTok và cho phép kỹ sư này nhìn sâu vào cơ chế hoạt động bên trong của ứng dụng này. Về cơ bản, đối với các hành vi của ứng dụng này khi theo dõi người dùng một cách vô tội vạ cũng như nhiều vấn đề khác, kỹ sư này khuyến cáo người dùng không bao giờ nên cài đặt nó.

Đảo ngược công nghệ của TikTok, kỹ sư phần mềm kinh ngạc vì mức độ thu thập thông tin người dùng của ứng dụng - Ảnh 1.

Dưới đây là những gì ông đã phát hiện ra.

Tôi đã đảo ngược kỹ thuật ứng dụng này và cảm thấy tự tin tuyên bố rằng tôi rất hiểu cách ứng dụng này hoạt động (hay ít nhất cách nó hoạt động vài tháng nay). TikTok là một dịch vụ thu thập dữ liệu được che đậy một cách mong manh dưới dạng một mạng xã hội. Nếu có một API nào đó để lấy thông tin về bạn, danh bạ, hoặc thiết bị của bạn … chúng đều sẽ được sử dụng.

Phần cứng điện thoại (loại CPU, số nhân, id phần cứng, kích thước màn hình, mật độ điểm ảnh, khả năng sử dụng bộ nhớ, ổ cứng lưu trữ, …). Các ứng dụng cài đặt trong điện thoại (Thậm chí tôi còn thấy cả một số ứng dụng từng bị xóa hiện ra trong bảng phân tích tải ứng dụng của họ – có lẽ nó được lấy từ giá trị bộ nhớ cache). Mọi thông tin liên quan đến mạng dữ liệu (địa chỉ IP, địa chỉ MAC của router, MAC của thiết bị, tên wifi) đều bị thu thập.

Các thông tin được TikTok thu thập bất kể thiết bị của bạn có root hay jailbreak hay không.

Một số phiên bản của ứng dụng còn định kỳ bật GPS theo thời gian, chừng 30 giây mỗi lần – điều này được bật mặc định nếu bạn từng gắn tag địa chỉ cho một bài đăng của mình. Họ còn thiết lập một máy chủ proxy ngay trên thiết bị của bạn để “chuyển mã đa phương tiện”, nhưng nó có thể bị xâm phạm một cách dễ dàng khi nó gần như không có biện pháp xác thực nào.

Đảo ngược công nghệ của TikTok, kỹ sư phần mềm kinh ngạc vì mức độ thu thập thông tin người dùng của ứng dụng - Ảnh 2.

Điều đáng sợ nhất trong tất cả chuyện này là phần nhiều hoạt động ghi chép này được cấu hình từ xa, và trừ khi bạn có thể đảo ngược từng thư viện native của họ và kiểm tra thủ công từng chức năng mờ ám của nó.

Trên hết, họ thậm chí còn không sử dụng HTTPS trong một thời gian dài. Họ làm rò rỉ địa chỉ email của người dùng trong API HTTP REST của mình, cũng như địa chỉ email phụ của người dùng để reset mật khẩu. Đó là còn chưa kể đến tên thật và ngày sinh của người dùng nữa. Tất cả đều bị tiết lộ công khai vài tháng trước.

Trong khi đó, họ lại có nhiều lớp bảo vệ khác nhau để ngăn bạn đảo ngược lại ứng dụng này. Hành vi của ứng dụng sẽ thay đổi một chút nếu nó biết bạn đang đang tìm cách biết được chúng đang làm gì.

Dường như họ không muốn bạn biết đang thu thập nhiều thông tin về bạn như thế nào, cũng như phương pháp bảo mật dữ liệu yếu kém của họ. Họ mã hóa mọi yêu cầu phân tích với một thuật toán có thể thay đổi theo mỗi lần cập nhật để làm bạn không thể thấy họ đang làm những gì.

Đảo ngược công nghệ của TikTok, kỹ sư phần mềm kinh ngạc vì mức độ thu thập thông tin người dùng của ứng dụng - Ảnh 3.

Tôi đã từng đảo ngược các ứng dụng Instagram, Facebook, Reddit và Twitter. Lượng dữ liệu họ thu thập không thể nhiều như TikTok làm, và chắc chắn họ cũng không dám công khai che giấu những gì được gửi đi giống như TikTok. (Các ứng dụng trên so với TikTok) cũng giống như một cốc nước với đại dương vậy – họ không thể so sánh nổi.”

Lời cuối: “Tôi chỉ là một anh nerd (từ chỉ người nghiện nghiên cứu công nghệ) muốn tìm hiểu cách ứng dụng hoạt động. Gọi nó (chỉ TikTok) là một nền tảng quảng cáo vẫn còn quá nhẹ nhàng. Về cơ bản TikTok là một malware nhắm đến trẻ con. Đừng dùng TikTok. Cũng đừng để bạn bè và gia đình bạn sử dụng nó.”

Lời khuyên của Bangorlol đang đến đúng lúc hơn bao giờ hết. Thống kê cho thấy, trong năm 2019, TikTok là ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều thứ 4 trên iPhone. Thu nhập của ứng dụng này cũng gia tăng tương ứng với mức độ phổ biến ngày càng tăng của nó. Theo báo cáo từ Bloomberg, lợi nhuận ròng của ByteDance, công ty sở hữu TikTok, đã đạt được 3 tỷ USD vào năm ngoái.

Không chỉ phát hiện của Bangorlol, bản cập nhật iOS 14 mới đây của Apple cũng bắt quả tang nhiều hành vi xâm phạm người dùng khi liên tục đưa ra cảnh báo TikTok đang truy cập vào bộ nhớ tạm của thiết bị. Sau khi Apple công bố iOS 14, TikTok cũng ra thông báo cho biết sẽ không truy cập vào bộ nhớ tạm trên máy người dùng nữa.

Theo Genk.

Sửa xong cáp biển APG, Internet Việt Nam đi quốc tế bình thường trở lại

0

Việc sửa chữa, khắc phục các sự cố xảy ra ngày 30/4 và 23/5/2020 trên tuyến cáp quang biển APG đã được đối tác quốc tế hoàn thành, khôi phục hoàn toàn dung lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.

Thông tin với ICTnews ngày 29/6, đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, các sự cố trên nhánh S9 và S1.7 của tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway – APG đã được đối tác sửa xong vào khoảng 22h ngày 27/6/2020, sớm hơn so với kế hoạch trước đó.

Như vậy, với việc tuyến cáp quang biển APG được sửa chữa xong, hiện cả 3 tuyến cáp biển gặp sự cố trong thời gian cuối tháng 4/2020 đến đầu tháng 6/2020 gồm AAE-1, AAG và APG đều đã khôi phục 100% kênh truyền trên các tuyến. Như vậy, hiện kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã trở lại bình thường.

Trước đó, lần lượt vào các ngày 4/6/2020 và 7/6/2020, các sự cố trên hai tuyến cáp biển quốc tế AAE-1 và AAG đã được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn lưu lượng trên các tuyến cáp biển này.

Cùng với AAG, IA, AAE-1 và SMW3, cáp APG cũng là một trong năm tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.

Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, APG có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp biển này có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Trong lần gặp sự cố gần đây nhất, tuyến cáp biển APG bị đứt trên nhánh S1.9 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 30/4/2020. Sau đó, vào sáng ngày 23/5/2020, APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7 hướng đi Hong Kong (Trung Quốc), gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến này. Để khôi phục toàn bộ kênh truyền trên tuyến cáp quang biển APG, các đối tác quốc tế phải khắc phục sự cố trên cả 2 nhánh cáp S9 và S1.7 của tuyến cáp.

Kế hoạch sửa chữa cáp APG đã được đối tác quốc tế thông báo tới các ISP tại Việt Nam vào ngày 3/6/2020. Theo đó, tuyến cáp này dự kiến bắt đầu được sửa từ ngày 6/6 và hoàn thành vào ngày 11/6/2020.

Tuy nhiên sau đó, lịch sửa chữa này đã bị lùi, do tàu sửa cáp đã vào vùng biển Singapore nhưng chưa tìm được điểm đứt và đối tác quốc tế phải xin giấy phép để vào vùng biển Malaysia tiếp tục tìm kiếm vị trí cáp lỗi.

Đến ngày 19/6/2020, các ISP tại Việt Nam tiếp tục được thông báo sự cố xảy ra các ngày 30/4/2020 và 23/5/2020 trên cáp APG bắt đầu được sửa từ ngày 29/6/2020. Song thực tế, đối tác quốc tế đã hoàn tất công tác sửa chữa vào tối ngày 27/6/2020, sớm hơn lịch dự kiến đã thông báo.

Théo vietnamnet.

Bảng giá dịch vụ sửa lỗi tham khảo.

Giá sẽ thay đổi tùy từng trường hợp cụ thể, sau đây là giá tham khảo:

Sàn Main
TênGiá
iPhone 61200k
iPhone 6 plus1200k
iPhone 6s1300k
iPhone 6s plus1500k
iPhone 71800k
iPhone 7 plus2000k
iPhone 82000k
iPhone 8 plus2500k
iPhone X3000k
iPhone Xr3000k
iPhone Xs3000k
iPhone Xs Max3500k
iPhone 11x
iPhone 11 Prox
iPhone 11 Pro Maxx
Giá tham khảo
Lỗi cảm ứng trên main
TênGiá
iPhone 6300k
iPhone 6 plus400k
iPhone 6s600k
iPhone 6s plus600k
iPhone 7700k
iPhone 7 plus800k
iPhone 8700k
iPhone 8 plus800k
iPhone X900k
iPhone Xr1200k
iPhone Xs1200k
iPhone Xs Max1300k
iPhone 112300k
iPhone 11 Pro2300k
iPhone 11 Pro Max2300k
iPad 2-3-4400k
iPad 5-61200k
Giá tham khảo
Lỗi sạc không vào pin – sạc tụt pin
TênGiá
iPhone 6300k
iPhone 6 plus300k
iPhone 6s400k
iPhone 6s plus400k
iPhone 7500k
iPhone 7 plus500k
iPhone 8700k
iPhone 8 plus700k
iPhone X900k
iPhone Xr1100k
iPhone Xs1200k
iPhone Xs Max1300k
iPhone 112100k
iPhone 11 Pro2100k
iPhone 11 Pro Max2100k
iPad 2-3-4400k
iPad 5-6900k
Giá tham khảo
Lỗi mất sóng/sóng yếu/chập chờn
TênGiá
iPhone 6300k
iPhone 6 plus300k
iPhone 6s400k
iPhone 6s plus400k
iPhone 7500k
iPhone 7 plus500k
iPhone 8700k
iPhone 8 plus700k
iPhone X900k
iPhone Xr1100k
iPhone Xs1100k
iPhone Xs Max1200k
iPhone 111800k
iPhone 11 Pro1800k
iPhone 11 Pro Max1800k
iPad 2-3-4500k
iPad 5-6800k
Giá tham khảo
Lỗi ổ cứng/restore báo lỗi 4013-4014-9
TênGiá
iPhone 6350k
iPhone 6 plus450k
iPhone 6s600k
iPhone 6s plus600k
iPhone 7800k
iPhone 7 plus800k
iPhone 8900k
iPhone 8 plus900k
iPhone X1100k
iPhone Xr1200k
iPhone Xs1200k
iPhone Xs Max1500k
iPhone 112300k
iPhone 11 Pro2300k
iPhone 11 Pro Max2300k
iPad 2-3-4500k
iPad 5-6900k
Giá tham khảo
Lỗi nghe gọi mất âm thanh loa ngoài/trong
TênGiá
iPhone 6350k
iPhone 6 plus450k
iPhone 6s600k
iPhone 6s plus600k
iPhone 7700k
iPhone 7 plus700k
iPhone 8800k
iPhone 8 plus800k
iPhone X900k
iPhone Xr1100k
iPhone Xs1100k
iPhone Xs Max1300k
iPhone 111600k
iPhone 11 Pro1600k
iPhone 11 Pro Max1600k
iPad 2-3-4x
iPad 5-6x
Giá tham khảo
Lỗi mất hoàn toàn wifi/đen wifi/mất địa chỉ wifi
TênGiá
iPhone 6350k
iPhone 6 plus350k
iPhone 6s600k
iPhone 6s plus600k
iPhone 7700k
iPhone 7 plus700k
iPhone 8750k
iPhone 8 plus750k
iPhone X900k
iPhone Xr1100k
iPhone Xs1200k
iPhone Xs Max1200k
iPhone 111500k
iPhone 11 Pro1500k
iPhone 11 Pro Max1500k
iPad 2-3-4500k
iPad 5-6800k
Giá tham khảo
Lỗi treo táo – tự khởi động lại nhiều lần
TênGiá
iPhone 6liên hệ
iPhone 6 plusliên hệ
iPhone 6sliên hệ
iPhone 6s plusliên hệ
iPhone 7liên hệ
iPhone 7 plusliên hệ
iPhone 8liên hệ
iPhone 8 plusliên hệ
iPhone Xliên hệ
iPhone Xrliên hệ
iPhone Xsliên hệ
iPhone Xs Maxliên hệ
iPhone 11liên hệ
iPhone 11 Proliên hệ
iPhone 11 Pro Maxliên hệ
iPad 2-3-4liên hệ
iPad 5-6liên hệ
Giá tham khảo
Lỗi chạm – mất nguồn.
TênGiá
iPhone 6300-600k
iPhone 6 plus300-600k
iPhone 6s400-900k
iPhone 6s plus400-900k
iPhone 7600-1000k
iPhone 7 plus600-1000k
iPhone 8900-1200k
iPhone 8 plus900-1200k
iPhone X1000-1500k
iPhone Xrliên hệ,nặng sàn main.
iPhone Xsliên hệ,nặng sàn main.
iPhone Xs Maxliên hệ,nặng sàn main.
iPhone 11liên hệ,nặng sàn main.
iPhone 11 Proliên hệ,nặng sàn main.
iPhone 11 Pro Maxliên hệ,nặng sàn main.
iPad 2-3-4400-600
iPad 5-6liên hệ
Giá tham khảo
Lỗi mất hiển thị/tối màn hình.
TênGiá
iPhone 6300k
iPhone 6 plus350k
iPhone 6s500k
iPhone 6s plus500k
iPhone 7700k
iPhone 7 plus700k
iPhone 8900k
iPhone 8 plus900k
iPhone X1000k
iPhone Xr1200k.
iPhone Xs1200k.
iPhone Xs Max1300k.
iPhone 11liên hệ.
iPhone 11 Proliên hệ.
iPhone 11 Pro Maxliên hệ.
iPad 2-3-4500k
iPad 5-6900k
Giá tham khảo
Lỗi !không có dịch vụ.
TênGiá
iPhone 6400k
iPhone 6 plus40k
iPhone 6s500k
iPhone 6s plus500k
iPhone 7750k
iPhone 7 plus750k
iPhone 8900k
iPhone 8 plus900k
iPhone X1200k
iPhone Xr1300k.
iPhone Xs1300k.
iPhone Xs Max1500k.
iPhone 11liên hệ.
iPhone 11 Proliên hệ.
iPhone 11 Pro Maxliên hệ.
iPad 2-3-4600k
iPad 5-6800k
Giá tham khảo
Bypass icloud iPhone/iPad.
TênGiá
iPhone 6150k
iPhone 6 plus150k
iPhone 6s250k
iPhone 6s plus250k
iPhone 7250k
iPhone 7 plus250k
iPhone 8300k
iPhone 8 plus300k
iPhone X300k
iPhone Xrx
iPhone Xsx
iPhone Xs Maxx
iPhone 11x
iPhone 11 Prox
iPhone 11 Pro Maxx
iPad 2-3-4x
iPad 5-6300k

iOS 14 là minh chứng rõ rệt nhất cho điểm mạnh áp đảo và điểm yếu hiển nhiên của Apple khi đối đầu với Android

0

Cuối cùng, các iFan sẽ được tận hưởng những tính năng mà người dùng Android đã có từ… cả chục năm trước. Nhưng họ có quyền cười chê Android trên một khía cạnh đặc biệt quan trọng.

Có thể nói rằng, năm nay là năm ra mắt mờ nhạt nhất của cả Android (phiên bản 11) lẫn iOS (14). Trong khi Google hủy bỏ toàn bộ sự kiện Build vì Covid-19 và chỉ ra mắt Android theo cách “không kèn không trống”, Apple lại chọn cách tổ chức sự kiện WWDC trực tuyến trong một đoạn video dài 2 giờ đồng hồ. Không chỉ thiếu đi lớp khán giả đầy phấn khích của mọi năm, iOS 14 cũng tỏ ra hoàn toàn mờ nhạt trước những chiếc Mac chạy ARM, “cú sốc” có lẽ là lớn nhất tại WWDC trực tuyến năm nay.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa rằng Android và iOS trở nên kém quan trọng. Trái lại, đây vẫn là 2 hệ điều hành thống trị thị trường phần cứng quan trọng nhất hiện nay – smartphone. Và, nhìn vào những gì Apple vừa công bố trên iOS 14, bạn có thể dễ dàng nhận ra được ưu thế và điểm yếu rõ rệt nhất của 2 ông lớn thị trường di động.

Apple thua xa về tính sáng tạo

iOS 14 là minh chứng rõ rệt nhất cho điểm mạnh áp đảo và điểm yếu hiển nhiên của Apple khi đối đầu với Android - Ảnh 1.

Chưa bao giờ lại có một bản iOS mang nhiều tính năng được… Google tiên phong đến vậy.

Ngay cả các iFan ‘cứng’ nhất cũng khó có thể phủ nhận rằng Apple vừa copy khá nhiều tính năng của Android lên iOS 14. Đầu tiên và dễ thấy nhất, màn hình Home của iOS nay đã có thể hỗ trợ các widget (các “ô” đồ họa nhỏ dùng để hiển thị thông tin). Tính năng này đã được Google vén màn từ… 2009, tức là hơn một thập kỷ.

Tiếp đến, Apple có thêm một tính năng mới được gọi là “App Library”, hay “Thư viện Ứng dụng”. Bên trong màn hình này, Apple sẽ tập hợp tất cả các ứng dụng được người dùng cài lên máy. Mặc dù cách làm của Apple có chút khác biệt so với Android, bất kỳ fan nào của chú robot xanh cũng sẽ đều nhận ra đây chính chỉ là ý tưởng app drawer của Android được Apple cải tiến mà thôi.

Hiển nhiên, Apple cũng vẫn là một thế lực sáng tạo. Không ít lần Google cũng đã copy Apple, mà điển hình là màn copy trắng trợn toàn bộ các cử chỉ cảm ứng từ iPhone X lên Android 10. Tuy vậy, sự xuất hiện của iOS 14 vẫn có thể khiến các iFan thực sự lo lắng về khả năng sáng tạo phần mềm của Apple: chưa có một phiên bản nào lại mang nhiều tính năng “học hỏi” từ Android đến vậy. Bên cạnh widget và App Library, chúng ta còn có thể kể đến Wind Down (chế độ giúp người dùng nghỉ ngơi), App Clips (ứng dụng siêu nhỏ, kích hoạt bằng một lần quẹt), tìm kiếm emoji bằng bàn phím, Picture-in-Picture (bật trình phát video thu nhỏ trên màn hình)…

Google thua xa về độ hoàn thiện và thời gian cập nhật

iOS 14 là minh chứng rõ rệt nhất cho điểm mạnh áp đảo và điểm yếu hiển nhiên của Apple khi đối đầu với Android - Ảnh 2.

Apple không đơn thuần là copy, mà là copy VÀ cải thiện ý tưởng của Google.

Ở phía ngược lại, tuy “copy” nhưng cách làm của Apple có thể coi là copy VÀ cải thiện. Ví dụ, App Library của iOS không đơn thuần là liệt kê ứng dụng như Android mà còn nhóm các ứng dụng này lại theo tính năng (mạng xã hội, game…) và theo thời gian cài đặt hoặc theo gợi ý. App Clips trên iOS được tích hợp sâu với nhiều ứng dụng trong hệ sinh thái của iOS như iMessage, Apple Pay và Apple Maps. Hoặc, PiP trên iOS cho phép người dùng có thể thay đổi kích cỡ hiển thị, điều mà cho đến nay Google vẫn chưa thể thực hiện trên Android.

Nhờ vậy mà khi xét ở mức độ tổng thể, iOS vẫn được coi là hệ điều hành “ưu ái” người dùng hơn. Quan trọng nhất, iOS vẫn đè bẹp Android trên khía cạnh cập nhật: ngay cả những chiếc iPhone 6s và iPhone SE 4 inch cũng vẫn được cập nhật lên iOS 14. Với iPadOS, ngay cả iPad Air 2 ra mắt cách đây 6 năm cũng vẫn được nâng cấp hệ điều hành. 

Con số này là hoàn toàn không tưởng đối với nhà Android. Vòng đời cập nhật của Android cao cấp thường chỉ ở mức 2 năm mà thôi. Để bạn tiện so sánh, mẫu Android bán chạy nhất trong cùng năm với iPhone 6s là Galaxy Note 5 chỉ được cập nhật tới Android 7.0 Nougat vào quý 2/2017 mà thôi. Ngay cả Google, ông chủ của Android và cũng là người “chăm” cập nhật nhất, cũng đã dừng nâng cấp cho chiếc Pixel 1 (2016) vào năm ngoái. 

iOS 14 là minh chứng rõ rệt nhất cho điểm mạnh áp đảo và điểm yếu hiển nhiên của Apple khi đối đầu với Android - Ảnh 3.

Ra mắt cùng năm nhưng iPhone vẫn được cập nhật, smartphone Android thì chìm vào dĩ vãng từ lâu.

Tư duy cạnh tranh này có lẽ sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Là hệ điều hành từ gã khổng lồ trên lĩnh vực phần mềm/dịch vụ Internet, Google chắc chắn sẽ còn duy trì khoảng cách đáng kể với Apple trên khía cạnh sáng tạo: số lượng tính năng Apple phải “copy” từ Google có lẽ sẽ còn gia tăng trong tương lai. Tuy vậy, là kẻ làm chủ phân khúc cao cấp, Apple vẫn sẽ mang đến một trải nghiệm trau chuốt và hoàn thiện hơn, sẽ ưu ái cập nhật cho người dùng lâu hơn. 2 gã khổng lồ di động, mỗi kẻ đều hơn/thua theo cách của riêng mình, hứa hẹn một cuộc chiến sẽ còn rất gay gắt trong tương lai.

Theo Genk.

Đôi điều về một chiếc iPhone Bypass icloud mà tôi đã trải nghiệm thử.

0

Máy mà tôi đang trải nghiệm đó là một chiếc iPhone 6s plus 32G nguyên zin đã được bypass bằng tool phổ biến nhất hiện nay: checkra1n. Và chỉ Bypass được từ iPhone 6 – iPhone X.

Bỏ qua nguồn gốc của những chiếc iphone này, thì thật sự trải nghiệm của tôi là tương đối trơn tru, nếu không muốn nói là tuyệt vời, hơn hẳn 1 cái ipod thông thường. Cụ thể như sau:

Ưu điểm:

  • Nghe gọi thông qua wifi bằng những app thông dụng.
  • Lướt web, nghe nhạc, xem phim thoải mái như 1 chiếc điện thoại bình thường.
  • Có thể đăng nhập tài khoản của tôi vào Appstore để tải bất kỳ ứng dụng nào tôi thích.
  • Và tất nhiên ưu điểm nhất phải nói tới giá mua máy loại này, cực kỳ rẻ, nhiều cửa hàng chỉ bán giá bằng 1/2 thậm chí là 1/3 so với máy bình thường.

Nhược điểm:

Có lẻ nhược điểm lớn nhất đó là không thể nghe gọi được hay bỏ sim xài 3g/4g, và tuyệt đối phải duy trì nguồn không được tắt, vì nếu iphone bị sập nguồn thì phải chạy lại như ban đầu tốn công cũng như tốn thêm ít tiền.

Như vậy có thể nói, nếu bạn là người có nhu cầu giải trí mà lại ít tiền, hay muốn trải nghiệm máy cao cấp nhưng không muốn tốn quá nhiều tiền thì những loại iphone này hoàn toàn đáp ứng được.

Tùy vào suy nghĩ cũng như thói quen tiêu dùng của mỗi người để lựa chọn nên hay không nên mua những loại iphone như này.

Vừa nâng cấp trải nghiệm Galaxy Buds+, Samsung đã bị Apple dội gáo nước lạnh bằng bản cập nhật siêu tiện lợi dành cho AirPods

0

Tính năng mới thể hiện mức độ siêu gắn kết giữa các thiết bị mác Táo – một thế mạnh hoàn toàn ngoài tầm với của Samsung.

Tính đến hết quý 1/2020, Apple vẫn là ông vua tuyệt đối của thị trường tai nghe không dây. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, tổng lượng “thiết bị âm thanh thông minh” được Apple xuất xưởng trong quý 1 đã lên tới con số 18,1 triệu đơn vị. Thậm chí, ngay cả số lượng AirPods Pro bán ra trong quý đầu năm đã vượt quá tổng doanh số tai nghe và loa thông minh của Samsung hay Huawei.

Không khó để nhận ra vì sao AirPods lại thành công tới vậy. Bên cạnh việc sở hữu nhóm khách hàng dư dả bậc nhất thị trường di động, những chiếc tai nghe không dây mác Táo còn nổi danh với trải nghiệm hoàn thiện, đem đến mức độ hài lòng cao cho người dùng. Những tính năng như kết nối siêu thuận tiện, chuyển thiết bị thuận tiện cho đến tính năng tự ngắt/chơi nhạc khi bỏ/đeo tai nghe đã giúp cho AirPods thiết lập một tiêu chuẩn trải nghiệm mới vào năm 2016. Đến nay, AirPods vẫn được coi là số 1 thị trường về trải nghiệm.

Vừa nâng cấp trải nghiệm Galaxy Buds+, Samsung đã bị Apple dội gáo nước lạnh bằng bản cập nhật siêu tiện lợi dành cho AirPods - Ảnh 1.

Galaxy Buds+ mới được cập nhật để chuyển dễ dàng sang thiết bị mới mà không cần gỡ kết nối với thiết bị cũ.

Hiển nhiên, các đối thủ Android đã tìm mọi cách để bắt kịp Apple. Trong số này, đáng chú ý nhất là Samsung, thương hiệu Android duy nhất có thể đe dọa (phần nào) tới vị thế của Apple trên phân khúc cao cấp. Mỗi năm, Samsung gần như luôn có chương trình tặng kèm tai nghe True Wireless cho người mua smartphone Galaxy đầu bảng. Mới đây, khoảng cách về trải nghiệm giữa AirPods và Galaxy Buds+ đã được rút ngắn hơn bao giờ hết khi Samsung cung cấp tính năng chuyển đổi thiết bị nhanh chóng. Với tính năng này, người dùng đang sử dụng Galaxy Buds+ từ thiết bị A (smartphone Galaxy, laptop Windows…) có thể chuyển sang chơi thiết bị B ngay lập tức bằng một bước đơn giản: mở thiết bị B và chọn Galaxy Buds là đầu phát âm thanh.

Trước đó, nếu không sử dụng ứng dụng SmartThings, người dùng sẽ phải thực hiện tới 3 bước khá bất tiện: tắt kết nối Bluetooth trên thiết bị A, mở chế độ ghép đôi Bluetooth trên tai nghe rồi mới có thể ghép đôi Galaxy Buds+ với thiết bị B. Phần lớn các mẫu tai nghe True Wireless khác sẽ đòi hỏi trải nghiệm cực kỳ rườm rà tương tự (bỏ ghép đôi với thiết bị cũ rồi mới kết nối lại với thiết bị mới). Một số ít tuy có cải thiện nhưng vẫn đòi hỏi nhiều bước hơn AirPods. Ngay cả SmartThings cũng chỉ cho phép chuyển đổi giữa 2 máy chạy Android 7.1.1 trở lên thông qua giao diện bên trong ứng dụng này.

Với bản cập nhật mới, Samsung đã phá bỏ được một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Apple. Trải nghiệm chuyển đổi thiết bị với Galaxy Buds+ cũng nhanh chóng và thuận tiện y hệt như AirPods: người dùng chỉ cần thực hiện một bước duy nhất trên thiết bị mới.

Vừa nâng cấp trải nghiệm Galaxy Buds+, Samsung đã bị Apple dội gáo nước lạnh bằng bản cập nhật siêu tiện lợi dành cho AirPods - Ảnh 2.

Apple lại vượt lên phía trước: AirPods có thể tự động chuyển mà không đòi hỏi bất cứ thao tác gì từ người dùng!

Ấy thế nhưng niềm vui của Samsung chẳng kéo dài được bao lâu. Tại sự kiện WWDC 2020 vừa mới diễn ra, Apple đã loại bỏ nốt bước chuyển đổi còn lại. Khi người dùng đang dùng AirPods để phát âm thanh từ iPhone và rồi bật nhạc trên MacBook chẳng hạn, AirPods sẽ tự động chuyển sang phát nhạc từ Mac mà không đòi hỏi bất cứ một thao tác nào cả. Người dùng thậm chí còn không phải chọn kết nối như Galaxy Buds+ hay AirPods trước kia nữa.

Samsung và các nhà sản xuất Android hay thiết bị âm thanh khác chỉ có thể “câm nín” trước tính năng mới này của AirPods. Rõ ràng, để có thể thực hiện chuyển đổi một cách nhanh chóng như vậy, tai nghe và các thiết bị phát (smartphone, laptop, PC desktop…) cần phải có mức độ gắn kết cao bên trong một hệ sinh thái đồng nhất. Trong tình huống mà chúng ta nhắc đến ở trên, MacBook cần phải có biện pháp để “thông báo” sang iPhone và AirPods đang phát nhạc rằng, nguồn phát mới mới sẽ là chiếc máy Mac chứ không phải là iPhone nữa. Cơ chế gắn kết qua Apple ID cũng như quyền kiểm soát toàn bộ mã nguồn trên macOS, iOS và firmware của AirPods là chìa khóa của Apple. 

Vừa nâng cấp trải nghiệm Galaxy Buds+, Samsung đã bị Apple dội gáo nước lạnh bằng bản cập nhật siêu tiện lợi dành cho AirPods - Ảnh 3.

Không một nhà sản xuất nào khác sở hữu một hệ sinh thái đa dạng và đầy đủ như Apple.

Samsung và các đối thủ khác không thể tạo ra một hệ sinh thái gắn kết ở đẳng cấp của Táo. Trừ Apple, chẳng có công ty nào nắm quyền kiểm soát sâu rộng trên toàn bộ các hệ điều hành cho smartphone, tablet, PC và phụ kiện. Muốn tạo ra trải nghiệm tương tự giữa Galaxy S20 và Galaxy Book chẳng hạn, Samsung sẽ phải tìm cách nào đó nhận được sự chấp thuận của cả Google (Android) và Microsoft (Windows). Điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra, và tai nghe True Wireless của Samsung hay bất kỳ đối thủ Android nào khác rồi vẫn sẽ thua kém AirPods về trải nghiệm thuận tiện.

Theo Genk.