Pharaoh Tutankhamun, tức “Vua Tut” nổi tiếng của Ai Cập được chôn cất bên một kho báu vật làm bằng sắt ngoài hành tinh – Ảnh: LIVE SCIENCE
Con dao găm chuôi vàng của pharaoh Tutankhamun nổi tiếng không phải làm từ vật liệu của Trái Đất, phân tích mới khẳng định.
Nghiên cứu vừa công bố trên Meteoritics & Planetary Science cho thấy con dao găm bằng sắt chuôi vàng được khai quật từ mộ phần pharaoh Tutankhamun, người trị vi Ai Cập từ năm 1333 đến 1323 trước Công Nguyên, có yếu tố “vượt thời gian” kỳ lạ.
Đó là vì thời điểm vị pharaoh mang theo bảo vật này bên mình, người Trái Đất chưa biết luyện sắt từ các vật liệu tự nhiên trên Trái Đất.. Vì thế, kim loại này phải là một vật liệu quý hiếm đến từ các vật thể ngoài hành tinh, theo tờ Live Sicence.
Kết quả phân tích cả 2 mặt lưỡi dào găm cho thấy cách sắp xếp của các tinh thể tinh thể sắt-niken là một “mẫu Widmanstätten” điển hình, được tìm thấy nhiều trong các thiên thạch sắt nhưng không hiện hữu ở bất kỳ vật liệu nào trên Trái Đất.
Một số điểm đen giàu lưu huỳnh được phân bố ngẫu nhiên là tàn tích của các thể vùi troilite (FeS), cũng phổ biến trong thiên thạch sắt.
Từ các điểm trên, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Trung tâm Nghiên cứu thăm dò hành tinh, Viện Công nghệ Chima (Nhật Bản) kết luận rằng con dao găm và cả một số đồ vật sắt “vượt thời gian” trong lăng mộ bí ẩn của vị pharaoh này được làm từ những vật liệu lấy từ các thiên thạch, tiểu hành tinh quý hiếm mà người Ai Cập đã may mắn thu thập được.
Điều này khiến giá trị của con dao găm và các vật tạo tác khác được tăng lên nhiều lần. Chất kết dính được sử dụng trên chuôi vàng của con dao còn là một loại thạch cao vôi không có ở Ai Cập thời điểm đó, mà có thể được nhập khẩu từ Anatolia (bán đảo Tiểu Á), hoặc bản thân con dao chế tác ở Anatolia rồi mới được vận chuyển đến Ai Cập, dâng lên pharaoh.
Theo Soha.